Bài Tập Yoga Dành Cho Người Mới Bắt Đầu & Kiến Thức Yoga Cơ Bản

8 December, 2022

 

Trong những năm gần đây, Yoga trở thành một bộ môn thể dục được nhiều người tập luyện. Không chỉ phù hợp với người lớn tuổi, Yoga cũng là môn được yêu thích của nhiều bạn trẻ. Có rất nhiều tư thế trong Yoga, dưới đây Reebok sẽ giới thiệu đến bạn một số bài tập Yoga dành cho người mới bắt đầu vừa đơn giản lại hiệu quả. Hãy cùng xem ngay nhé!

 

Tìm hiểu về các loại Yoga cho người mới bắt đầu

 

  • Restorative Yoga

 

Restorative Yoga hay còn gọi là Yoga phục hồi với các động tác nhẹ nhàng. Dạng Yoga này giúp hỗ trợ phục hồi sau chấn thương hoặc chỉ đơn giản bạn cần sống chậm, thư giãn sau một ngày với những lo toan bề bộn. Restorative Yoga là sự kết hợp giữa hơi thở và các tư thế asana, thiền định không chỉ giúp bạn phục hồi thể chất mà còn chữa lành tinh thần. 

 

Restorative Yoga gồm các động tác nhẹ nhàng nhằm phục hồi

Restorative Yoga gồm các động tác nhẹ nhàng nhằm phục hồi (Nguồn: Internet)

 

  • Hatha Yoga

 

Trong tất cả bộ môn Yoga, Hatha Yoga được xem là nền tảng cơ bản nhất. Đây là một chuỗi những tư thế (còn gọi là asana) gồm các động tác căng và giãn nhằm lấy lại sự cân bằng cho cơ thể. Những tư tế này không những giúp khai mở các quan năng, tăng dòng sinh lực cho toàn bộ thân thể mà còn cả tinh thần của người tập. 

 

Hatha Yoga bao gồm những động tác căn bản nhất

Hatha Yoga bao gồm những động tác căn bản nhất (Nguồn: Internet)

 

  • Vinyasa Yoga

 

Vinyasa theo tiếng Ấn Độ nghĩa là “kết nối” nên thể loại Yoga này có sự gắn kết giữa chuyển động và hơi thở tạo thành chuỗi các động tác chuyển tiếp nhẹ nhàng. So với những loại khác, Vinyasa Yoga tiêu tốn năng lượng nhiều hơn. Nó như một dạng tập cardio nhẹ, dành cho những ai muốn tập Yoga cảm giác thể thao, năng động. 

 

Vinyasa Yoga như một dạng cardio nhẹ

Vinyasa Yoga như một dạng cardio nhẹ (Nguồn: Internet)

 

  • Hot Yoga

 

Có lẽ trong các thể loại Yoga thì Hot Yoga là tên gọi khá quen thuộc với mọi người. Loại Yoga này được tập trong phòng có nhiệt khoảng 37-38 độ C. Ở nhiệt độ này, nhịp tim tăng, tuần hoàn máu tăng, tính linh hoạt của cơ bắp cũng tăng từ đó giúp cơ thể loại bỏ các độc tố. 

 

Hot Yoga là bộ môn được tập trong phòng có nhiệt độ khoảng 37-28 độ

Hot Yoga là bộ môn được tập trong phòng có nhiệt độ khoảng 37-28 độ (Nguồn: Internet)

 

  • Iyengar Yoga

 

Iyengar Yoga không theo chuỗi như Vinyasa mà là những tư thế đứng và ngồi kết hợp với những dụng cụ hỗ trợ như dây, gạch, bóng… Những tư thế trong Iyengar được giữ lâu hơn đồng thời sau mỗi nhịp thở bạn lại ép động tác sâu thêm chút nữa để tăng cường sức mạnh của cơ bắp. 

 

Iyengar Yoga sử dụng các dụng cụ hỗ trợ tập luyện khác nhau

Iyengar Yoga sử dụng các dụng cụ hỗ trợ tập luyện khác nhau (Nguồn: Internet)

 

  • Power Yoga

 

Cũng như Vinyasa Yoga, Power cũng là sự kết hợp giữa hơi thở và chuyển động. Tuy nhiên, ở đây mang đến một cường độ tập luyện mạnh mẽ với tốc độ nhanh. Loại hình Yoga này phù hợp với những người muốn tăng cơ, giảm mỡ, thon gọn vùng bụng và làm sạch cơ thể. 

 

Power Yoga mang đến cường độ tập luyện mạnh mẽ

Power Yoga mang đến cường độ tập luyện mạnh mẽ (Nguồn: Internet)

 

  • Gentle Yoga

 

Tư thế chậm, động tác đơn giản là đặc trưng của Gentle Yoga. Đây là lớp học cơ bản với những bài tập Yoga dành cho người mới bắt đầu. Tuy các tư thế không phức tạp nhưng lại có tác động sâu sắc đến hệ cơ và xương. 

 

Gentle Yoga phù hợp dành cho những người mới bắt đầu

Gentle Yoga phù hợp dành cho những người mới bắt đầu (Nguồn: Internet)

 

  • Kundalini Yoga

 

Kundalini Yoga là thể loại Yoga đặc biệt chủ yếu là các bài tập về hơi thở, niệm chú, thiền và cử chỉ tay. Dạng Yoga này là hình thức tập trung vào tinh thần và thiền định hơn bất cứ dòng Yoga nào khác. Từ đó giúp phát triển trí óc, nhận thức và ý thức trong người tập. 

 

Kundalini Yoga tập trung vào hơi thở, thiền, niệm chú và cử chỉ tay

Kundalini Yoga tập trung vào hơi thở, thiền, niệm chú và cử chỉ tay (Nguồn: Internet)

 

  • Yin Yoga

 

Yin Yoga là trường phái Yoga chậm dãi, nhẹ nhàng với các tư thế được giữ trong khoảng thời gian dài 5 phút/thế. Với thời lượng này sẽ tạo áp lực lên các mô liên kết tăng cường tuần hoàn và hệ hô hấp. 

 

Yin Yoga có các tư thế được giữ trong khoảng thời gian lâu

Yin Yoga có các tư thế được giữ trong khoảng thời gian lâu (Nguồn: Internet)

 

Lợi ích của việc tập Yoga là gì?

 

Sức khỏe thể chất

 

Cũng như các môn thể thao khác, Yoga giúp hệ cơ xương khớp cũng như tim mạch được tốt hơn từ đó nâng cao tổng thể sức khỏe của người tập. Lợi ích về thể chất của Yoga mang lại có thể kể đến như:

 

  • Tăng độ dẻo dai và cải thiện sự linh hoạt cho toàn cơ thể.
  • Tăng sức mạnh cho cơ bắp, hệ xương giúp phòng ngừa bệnh loãng xương cũng như các chứng đau về sụn khớp.
  • Giảm lượng đường trong máu.
  • Mang đến sức khỏe cho tim mạch, tăng cường khả năng trao đổi oxy từ đó tăng lưu thông máu. 
  • Duy trì vóc dáng cân đối.
  • Tăng cường tế bào bạch huyết, tăng cường hệ miễn dịch.
  • Ngăn ngừa các vấn đề tiêu hóa như hội chứng ruột kích thích, táo bón…

 

Sức khỏe tinh thần

 

Một lợi ích quan trọng khác không thể bỏ qua là Yoga giúp giảm stress. Dù là những bài tập yoga dành cho người mới bắt đầu hay những bài tập nâng cao thì sự kết nối với hơi hít thở sẽ làm dịu tinh thần, giải tỏa căng thẳng và giúp tăng sự tập trung. Sau mỗi buổi tập bạn sẽ dễ ngủ và ngủ sâu hơn nhờ đó chất lượng cuộc sống được cải thiện. Theo tạp chí Psychological Medicine, nghiên cứu cho thấy những bệnh nhân trầm cảm sau khi học Hatha Yoga đã giảm bớt các triệu chứng sau 3-6 tháng tập luyện

 

Tập Yoga không chỉ nâng cao thể chất và giúp tinh thần vui tươi

Tập Yoga không chỉ nâng cao thể chất và giúp tinh thần vui tươi (Nguồn: Internet)

 

Nên tập Yoga tại nhà hay tham gia vào các lớp học Yoga?

 

Bạn muốn tập Yoga nhưng vẫn còn băn khoăn có nên tập tại nhà hay đến các trung tâm có thầy cô hướng dẫn? Để trả lời câu hỏi này, bạn cần hiểu ưu nhược điểm của mỗi hình thức tập. Cụ thể:

 

  • Tập tại nhà: Ở đây được hiểu là bạn tự tập theo các hướng dẫn trên Internet không có người chỉ dẫn trực tiếp. Ưu thế của hình thức này bạn chủ động được thời gian, tiết kiệm chi phí cũng như có không gian riêng yên tĩnh để thiền định. Nhược điểm là bạn dễ tập sai tư thế có thể dẫn đến chấn thương, thiếu động lực, không có người giải đáp các khúc mắc và bạn chỉ có thể thực hiện được những bài tập yoga dành cho người mới bắt đầu….

 

  • Tập tại trung tâm: Hiện nay có nhiều lớp Yoga từ trung tâm đến các lớp mở riêng tại nhà. Ưu điểm của những lớp học này là bạn được tiếp thu kiến thức Yoga bài bản, được hướng dẫn giải thích những thắc mắc, được thầy cô chỉnh sử tư tế, có động lực tập. Tuy nhiên hạn chế của nó là chi phí cao, thời gian không linh động, một số phòng tập không gian nhỏ nhưng số lượng học viên lại đông…

 

Từ những phân tích trên, lời khuyên chân thành là đối những người mới bắt đầu tập, chưa có bất kỳ kiến thức về yoga nên dành thời gian đến các lớp học. Sau khi đã tích lũy chút kinh nghiệm luyện tập, bạn có thể tự tập tại nhà. 

 

Tham gia các lớp tập Yoga để được thầy cô hướng dẫn chi tiết

Tham gia các lớp tập Yoga để được thầy cô hướng dẫn chi tiết (Nguồn: Internet)

 

Các lưu ý trước khi bắt đầu tập Yoga

 

Lựa chọn hình thức tập phù hợp

 

Hiện có rất nhiều hình thức tập Yoga như tập tại các trung tâm, tự tập tại nhà qua clip hướng dẫn, lớp học Yoga tại nhà… Mỗi hình thức có những mặt ưu khuyết điểm riêng nên việc lựa chọn hình thức tập nào sẽ còn tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của mỗi người. Không ai có thể quyết định thay bạn, hãy tìm hiểu kỹ mỗi loại hình và chọn lựa hình thức tập phù hợp nhất. Khi đã chọn đúng lớp học bạn sẽ có hứng thú cũng như sự kiên trì để tập luyện lâu dài. 

 

Chú ý thời gian luyện tập

 

Một ngày có tận 24 giờ, trừ những lúc sau ăn bạn đều có thể tập luyện bất cứ thời gian nào mà mình cảm thấy phù hợp. Tuy nhiên có hai khung thời gian phổ biến được đông đảo người tập lựa chọn là vào buổi sáng và chiều tối. 

 

Những bài tập buổi sáng sẽ giúp đánh thức cơ thể sau một đêm mang lại sự sảng khoái và năng lượng để bắt đầu một ngày mới. Còn buổi tối sẽ giúp cơ thể và tinh thần thư giãn, giúp bạn ngủ sâu và ngon hơn.  

 

Tham khảo từ người có kinh nghiệm

 

Không chỉ trong tập Yoga mà trong mọi trường hợp người đi trước sẽ luôn có kinh nghiệm để bạn học hỏi. Họ sẽ có những lời khuyên hữu ích giúp bạn đạt hiệu quả hơn trong quá trình tập luyện. Vì vậy bạn có thể tham gia vào những hội nhóm Yoga để trao đổi thêm kiến thức từ đó tích lũy cho mình những kinh nghiệm nhé. 

 

Tập luyện Yoga buổi sáng giúp đánh thức cơ thể sau một đêm dài

Tập luyện Yoga buổi sáng giúp đánh thức cơ thể sau một đêm dài (Nguồn: Internet)

 

12 Bài tập Yoga cơ bản dành cho người mới bắt đầu tại nhà

 

Dưới đây là 12 bài tập yoga cơ bản tại nhà dành cho người mới bắt đầu. 

 

  • Tư thế chó cúi mặt

 

Đây là một bài tập Yoga dành cho người mới bắt đầu căn bản nhất. Tư thế này giúp kéo giãn và tăng cường sức mạnh ở cơ tay, chân, lưng, bụng.

 

Cách tập:

  • Nằm úp trên thảm, tay chân duỗi thẳng.
  • Dùng lực cánh tay đẩy cơ thể lên trên giống hình chữ V lộn ngược.
  • Ép chặt đùi và giữ lưng thẳng.
  • Giữ tư thế trong 1-3 phút.

 

Tư thế chó cúi mặt

Tư thế chó cúi mặt (Nguồn: Internet)

 

  • Tư thế tấm ván

 

Không chỉ trong gym, tư thế tấm ván là động tác quen thuộc trong Yoga. Bài tập giúp săn chắc cơ bụng, tăng sức mạnh cơ tay. 

 

Cách tập:

  • Nằm sấp, tay chân chạm sàn, chân khép và tay mở rộng bằng vai.
  • Dùng lực tay, cơ bụng nâng cơ thể lên thành 1 đường thẳng.
  • Giữ tư thế trong 8 -10 phút

 

Tư thế tấm ván

Tư thế tấm ván (Nguồn: Internet)

 

  • Tư thế tam giác

 

Tư thế này giúp kéo căng hai bên lường eo, mở rộng phổi, tăng sức mạnh cho hai chân. 

 

Cách tập:

  • Đứng thẳng, 2 chân mở rộng bằng vay và 2 tay dang rộng ngang vai.
  • Đặt bàn chân phải 1 góc 90 độ, chân trái xoay vào trong góc 45 độ.
  • Đặt tay phải chạm nhẹ mắt cá chân, tay trái nâng lên cao. Đảm bảo 2 tay trên cùng 1 đường thẳng. 
  • Giữ 6 - 8 nhịp thở và sau đó đổi bên.

 

Tư thế tam giác

Tư thế tam giác (Nguồn: Internet)

 

  • Tư thế Rắn hổ mang

 

Tư thế rắn hổ mang mở rộng phổi, tăng khả năng tuần hoàn và tăng sức mạnh của cột sống. 

 

Cách tập:

  • Nằm sấp trên thảm, chân duỗi thẳng mũi chân áp sát sàn, tay đặt ngang ngực.
  • Dùng lực nhấn mạnh chân, bụng xuống sàn và nâng phần thân trên lên khỏi sàn. 
  • Kéo vai về sau, mở rộng lộng ngực, hít thở sâu.
  • Giữ 15 - 30 giây.

 

Tư thế rắn hổ mang

Tư thế rắn hổ mang (Nguồn: Internet)

 

  • Tư thế Chiến binh 1

 

Được xem là bài tập Yoga dành cho người mới bắt đầu giúp tăng độ dẻo dai, sức chịu đựng của cơ thể. Bên cạnh đó, giúp bạn kéo căng hông, tăng sức mạnh phần cơ bụng dưới. 

 

Cách tập:

  • Đứng thẳng, bước rộng chân trái về phía trước.
  • Hạ gối chân trái sao cho đùi song song mới mặt sàn.
  • Chắp tay và đưa qua đầu, mở ngực, mắt nhìn lên trên.
  • Giữ trong 5 nhịp thở và lập lại tương tự cho bên chân phải. 

 

Tư thế chiến binh 1

Tư thế chiến binh 1 (Nguồn: Internet)

 

  • Tư thế Chiến binh 2

 

Chiến binh 2 là tư thế có tác dụng lên đùi trong, vùng đáy chậu. Tư thế này có thể chuyển sang nhiều tư thế khác như tam giác, nửa vầng trăng…

 

Cách tập:

  • Đứng thẳng, hai chân mở rộng hơn vai.
  • Đặt bàn chân phải một góc 90 độ, chân trái một góc 45 độ.
  • Hạ gối phải vuông góc với sàn.
  • 2 tay dang rộng sang hai bên.
  • Cố gắng giữ phần trên cơ thể thẳng.
  • Giữ tư thế trong 8 – 10 nhịp thở sau đó đổi bên còn lại.  

 

Tư thế chiến binh 2

Tư thế chiến binh 2 (Nguồn: Internet)

 

  • Tư thế cái cây

 

Bài tập này giúp cải thiện khả năng thăng bằng và tập trung nhờ vào việc tăng cường sức mạnh ở đùi, bắp chân và hông. 

 

Cách tập:

  • Đứng thẳng, hai chân kép, tay xuôi theo thân.
  • Gập một gối, áp lòng bàn chân của gối gập vào đùi trong của chân trụ. 
  • Hai tay duỗi thẳng qua đầu. 
  • Giữ trong 8 -10 nhịp thở, sau đó đổi bên.

 

Tư thế cái cây

Tư thế cái cây (Nguồn: Internet)

 

  • Tư thế ngồi gập người về phía trước

 

Vùng đùi sau, lưng dưới, lưng trên và vùng hông sẽ được căng và thư giãn với tư thế này. 

 

Cách tập:

  • Ngồi xuống thảm với 2 chân duỗi thẳng, tay xuôi theo hông.
  • Hít vào đồng thời đưa hai qua đầu, từ từ thở ra và hạ tay xuống chạm bàn chân. 
  • Cố gắng hạ thấp ngực chạm đùi (nếu có thể). 
  • Giữ thư thế 8 - 10 nhịp thở. Nếu bạn cảm thấy quá căng ở hông, lưng thì hãy dừng lại. 

 

Tư thế ngồi gập người

Tư thế ngồi gập người (Nguồn: Internet)

 

  • Tư thế Cây cầu

 

Nhìn vào tư thế này bạn sẽ cho rằng khó tập nhưng thực ra đây là bài tập Yoga dành cho người mới bắt đầu. Động tác này giúp tăng sức mạnh cơ lưng, cơ bụng và cơ đùi. 

 

Cách tập:

  • Nằm ngửa với hai chân mở rộng bằng hông.
  • Dùng lực đẩy hông lên cao, sao cho cơ đùi song song với mặt sàn.
  • Giữ trong 8 – 10 nhịp thở, sau đó hạ hông xuống. Bạn có thể lập lại 5 lần. 

 

Tư thế cây cầu

Tư thế cây cầu (Nguồn: Internet)

 

  • Tư thế nằm xoay cột sống

 

Bài tập có tác động tốt lên hông, cột sống, vai giúp massage các cơ quan nội tạng, giảm đau cổ, đau thắt lưng. 

 

Cách tập:

  • Nằm ngửa trên thảm, chân thả lỏng, cánh tay duỗi sang 2 bên.
  • Co gối phải và kéo chân gần về hông. 
  • Đặt gối phải sang bên phải sao cho đầu gối chạm nền nhưng hai bả vai vẫn chậm đất, xoay đầu về bên phải.
  • Giữa 1-2 phút, thực hiện tiếp cho bên còn lại.

 

Tư thế nằm vặn cột sống

Tư thế nằm vặn cột sống (Nguồn: Internet)

 

  • Tư thế Yoga con bò/con mèo

 

Tư thế này giúp cột sống linh hoạt, kéo căng cổ và phần trước của thân. Động tác này có tác dụng giảm đau lưng, hỗ trợ chữa đau dây thần kinh tọa.

 

Cách tập:

  • Bắt đầu bằng việc hai tay, hai chân đặt trên sàn giống như cái bàn.
  • Đầu gối ngang hông, khủy tay và vai nằm trên một đường thẳng. 
  • Hít vào mở ngực, ngẩng đầu nhìn lên trên, bụng hóp xuống đất.
  • Giữ tư thế vài giây sau đó trở lại tư thế ban đầu.
  • Tiếp tục thở ra, kéo cằm về ngực, dùng cơ bụng, cơ tay đẩy lưng lên cao nhất có thể đồng thời siết cơ đùi, hóp mông.
  • Giữ vài giây trong tư thế này.

 

Tư thế con bò-con mèo

Tư thế con bò-con mèo (Nguồn: Internet)

 

  • Tư thế ngọn núi

 

Ngọn núi là tư thế cơ bản nhất cho tất cả những người mới tập luyện Yoga. Động tác tưởng rất đơn giản nhưng nó là nền tảng cho nhiều động tác tiếp theo. 

 

Cách tập:

  • Đứng thẳng, hai bàn chân chạm vào nhau, tay thả xuôi theo thân.
  • 10 đầu ngón chân mở rộng và thả lỏng nhưng ấn chặt lòng bàn chân xuống mặt đất.
  • Mở rộng lồng lực, hít thở đều.
  • Giữ 5-8 nhịp thở, mỗi nhịp hãy hít sâu hơn nữa cảm nhận có một dòng khí đang lưu chuyển toàn thân. 

 

Tư thế ngọn núi

Tư thế ngọn núi (Nguồn: Internet)

 

4 Bài tập thở trong Yoga

 

Thiền định

 

Tập thiền định là bài tập yoga dành cho người mới bắt đầu mà ai cũng sẽ trải qua. Phương pháp tập này giúp bạn có thể giải tỏa những tiêu cực trong tâm trí, nâng cao sức khỏe tinh thần.

 

Cách tập:

 

  • Ngồi xếp chân thoải mái, nhấn nhẹ phần đáy chậu xuống sàn và vươn thân người lên trên. Cằm song song với mặt sàn, thả lỏng vai. 
  • Bạn hít sâu thở dài hoàn toàn qua mũi. Điều quan trọng là phải nhận thức được từng hơi hít vào thở ra. Bằng cách này bạn sẽ loại bỏ những âm thanh bên ngoài, loại bỏ những phiền não trong tâm trí bạn, giờ đây chỉ là cơ thể hòa cùng hơi thở. 
  • Để tăng tập trung, bạn có thể nhẩm đếm hơi thở dần dần, khi đã quen thì không cần đếm nữa.

 

Bài tập thiền định cho người mới bắt đầu

Bài tập thiền định cho người mới bắt đầu (Nguồn: Internet)

 

Ujjayi pranayama

 

Đây là cách thở mà bạn có thể nghe được âm thanh khi hít vào, thở ra với âm “ha” như những đợt sóng biển. Âm thanh dễ chịu, tạo sự thư thái cho tinh thần, giải phóng năng lượng tích cực. 

 

Cách tập:

  • Ngồi xếp chân thoải mái, nhấn nhẹ phần đáy chậu xuống sàng và vươn thân người lên trên. Cằm song song với mặt sàn, thả lỏng vai. 
  • Hít sâu vào bằng mũi và thở chậm, dài ra bằng miệng, khi không khí thoát ra ngoài từ cổ họng sẽ tạo âm thanh “ha” nho nhỏ.
  • Lặp lại 12 lần và trở lại nhịp thở tự nhiên. 

 

Nadi Shodhanam pranayama

 

Thở Nadi Shodhanam hay còn gọi là hít thở luân phiên có có tác dụng làm sạch, làm thông thoáng khoang mũi, giải tỏa căng thẳng mệt mỏi. 

 

Cách tập:

  • Ngồi xếp chân thoải mái, nhấn nhẹ phần đáy chậu xuống sàn và vươn thân người lên trên. Cằm song song với mặt sàn, thả lỏng vai.
  • Tay trái thủ ấn Jin mudra, tay phải bắt vishnu mudar. 
  • Bạn đưa tay phải lên trước mặt, khủy tay tựa nhẹ lên ngựa.
  • Dùng ngón tay cái của bàn tay phải đóng nhẹ lỗ mũi bên phải. Hít sâu vào từ lỗ mũi trái. Sau đó dùng ngón áp út đóng cánh mũi trái, thở ra qua mũi phải. Chú ý hơi thở ra dài gấp đôi hơi hít vào. 
  • Cứ thế tiếp tục hít thở từ 10 - 12 vòng sau đó trả lại hơi thở tự nhiên. 

 

Tư thế Thở Nadi Shodhanam

Tư thế Thở Nadi Shodhanam (Nguồn: Internet)

 

Viloma pranayama

 

Viloma là kỹ thuật thở gián đoạn, giúp tăng cường dung tích của phổi, tăng trao đổi tuần hoàn. 

 

Cách thực hiện: 

  • Tư thế ngồi cũng tương tự như các bài tập thở bên trên.
  • Hít vào để lấp đầy 1/3 phổi, tạm dừng trong hai giây. 
  • Hít vào một lần nữa để lấp đầy 1/3 phổi, tạm dừng một lần nữa.
  • Lần cuối cùng hít vào lấp đầy phần còn lại của phổi, tạm dừng giữ hơi thở trong vài giây.
  • Sau đó thở hết hơi ra, chú ý hơi thở ra dài, chậm. 

 

Tập thở là một trong những bài tập cần thiết trong bộ môn Yoga

Tập thở là một trong những bài tập cần thiết trong bộ môn Yoga (Nguồn: Internet)

 

Nguyên tắc luyện tập Yoga tại nhà

 

Thời gian ăn trước khi tập

 

Một nguyên tắc luôn cần nhớ là bạn không được tập ngay sát giờ sau khi ăn. Chỉ nên tập yoga sau khi ăn 1-2h, hãy dành thời gian để cơ thể tiêu hóa thức ăn. Đây cũng cách giúp bạn dễ chịu hơn và mang lại hiệu quả cao hơn trong quá trình tập luyện.

 

Sau khi ăn 1-2h bạn mới nên tập Yoga

Sau khi ăn 1-2h bạn mới nên tập Yoga (Nguồn: Internet)

 

Vị trí tập Yoga tại nhà

 

Tùy vào không gian mỗi gia đình mà bạn chọn lựa vị trí cho phù hợp. Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo sự yên tĩnh, thoáng mát. Bạn cần tránh những nơi gió quá lớn hay máy điều hòa thổi trực tiếp vào vị trí tập nếu không muốn bị cảm lạnh. 

 

Khởi động và giãn cơ vào mỗi buổi tập

 

Yoga cũng như các môn thể thao khác, bạn cần khởi động và làm nóng người trước mỗi buổi tập và giãn cơ vào cuối buổi tập. Việc này sẽ giúp cơ thể mềm dẻo hơn, tránh các tổn thương trong quá trình tập cũng như giúp cơ bắp phục hồi sau khi tập. Chỉ cần dành 5-10 phút để xoay cổ tay, cổ chân, vặn cơ thể… là bạn sẵn sàng cho buổi tập yoga tràn đầy thư thái. 

 

Cải thiện tư thế Yoga qua từng ngày

 

Yoga là quá trình tập luyện không chỉ vài ngày, vài tháng mà đòi hỏi cả sự kiên trì, nỗ lực qua thời gian dài. Từ những bài tập Yoga dành cho người mới bắt đầu dần dần hãy nâng cao trình độ của mình lên qua các tư thế khó hơn. Khi cơ thể đã quen cũng như xây dựng được hệ cơ bắp vững chắc thì chắc chắn tư thế Yoga của bạn sẽ được cải thiện với động tác chuẩn và đẹp hơn.

 

Lắng nghe cơ thể lên tiếng

 

Có một thực trạng chung nhiều người không nhận ra khi tập Yoga là cố gắng tập cho “bằng chị bằng em”. Mỗi người là một cơ thể riêng biệt, cơ địa khác nhau, người này có sức mạnh về cơ bắp nhưng người kia lại có cơ thể dẻo. Vì vậy hãy lắng nghe chính bản thân mình và chọn chế độ, bài tập phù hợp. Đừng chỉ vì thấy người bên cạnh tập được động tác này mà mình cố gắng chạy theo trong khi cơ thể chưa cho phép. 

 

Vệ sinh thảm tập Yoga

 

Thảm tập là dụng cụ không thể thiếu khi tập luyện Yoga, nơi tiếp xúc trực tiếp với cơ thể và mồ hôi của bạn. Với những bài tập cường độ cao, sau mỗi buổi tập thảm sẽ ướt đẫm mồ hôi. Do đó để đảm bảo sự sạch sẽ bạn nên định kỳ vệ sinh thảm Yoga. Bạn có thể giặt thảm bằng xà phòng hoặc sử dụng dung dịch chuyên dụng xịt vệ sinh thảm. Sau mỗi buổi tập bạn hãy để thảm nơi thoáng mát, có gió nhé. 

 

Vệ sinh định kỳ thảm tập Yoga là việc bạn cần lưu ý

Vệ sinh định kỳ thảm tập Yoga là việc bạn cần lưu ý (Nguồn: Reebok)

 

Lựa chọn trang phục tập Yoga phù hợp

 

Để mỗi động tác là sự chuyển động thoải mái, nhẹ nhàng thì trang phục tập Yoga đóng vai trò quan trọng. Dưới đây là một số sản phẩm quần áo Yoga từ Reebok giúp bạn thoải mái thực hiện các tư thế với chất liệu co giãn tốt:

 

  • Quần legging Lux Bold High-Rise: Chất vải Speedwick thấm mồ hôi, giúp bạn luôn thoáng mát và khô ráo. Thiết kế lưng cao, ôm sát cơ thể nhưng vẫn tạo sự thoải mái nhờ vào chất liệu mềm mại, co giãn tốt.

 

Quần Legging Reebok Lux Bold High-Rise

Quần Legging Reebok Lux Bold High-Rise (Nguồn: Reebok)

 

  • Áo Bra Reebok Lux Skinny Strap: Chất vải Speedwick vừa thấm hút tốt vừa co giãn tốt phù hợp với mọi bài tập cường độ cao. Miếng đệm ngực có thể tháo rời tăng cường khả năng cố định và che phủ. Áo có thiết kế màu sắc hồng nổi bật, trẻ trung và năng động. 

 

Áo Bra Reebok Lux Skinny Strap

Áo Bra Reebok Lux Skinny Strap (Nguồn: Internet)

 

  • Áo Tank LM BP AC Athletic: Nếu bạn ngại những khoản hở thì có thể mặc chiếc áo tank. Với công nghệ Actchill mang lại cảm giác mát lạnh dù thực hiện các động tác khó nhất. Thiết kế mỏng, vừa vặn có dây buộc đang chéo phần lưng cực kỳ thời trang. 

 

Áo Tank LM BP AC Athleti

Áo Tank LM BP AC Athletic (Nguồn: Reebok)


Như vậy qua bài viết trên, bạn đã biết những bài tập Yoga dành cho người mới bắt đầu và những thông tin quan đến việc tập luyện bộ môn này. Kiên trì tập luyện và cảm nhận sự thay đổi trên cơ thể qua mỗi ngày bạn sẽ càng yêu thích Yoga hơn. Hãy truy cập Reebok để sắm ngay những trang phục, giày và phụ kiện thể thao nhé. Nhiều mẫu sản phẩm cực chất, giá cực hot đang chờ đón bạn đấy.

 

Liên hệ với Reebok qua các kênh sau đây để được tư vấn chi tiết hơn:


Các sản phẩm được nhắc đến trong bài viết

Sản phẩm trong bài viết



Các bài viết khác